Nhà rông Tây Nguyên mang nét đẹp văn hoá

NHÀ RÔNG TÂY NGUYÊN | VẺ ĐẸP THUẦN MỸ – NÉT ĐẶC TRƯNG NGÔI NHÀ VIỆT 6

Nhà rông có thể nói là một trong những nét đặc trưng văn hóa nổi bật của đồng bào dân tộc thiểu số cư ngụ tại Tây Nguyên. Nhà Rông Tây Nguyên là một kiểu nhà sàn đặc trưng, đây là ngôi nhà cộng đồng, như đình làng của người Kinh, dùng làm nơi tụ họp, trao đổi, thảo luận của dân làng trong các buôn trên Tây Nguyên. Đây cũng còn được coi là nơi đón khách (theo phong tục người Ba Na), dù khách riêng của gia đình hay khách chung của cả làng. Hãy cùng VOIDI tìm hiểu về vẻ đẹp của ngôi nhà cộng đồng đặc trưng này nhé!

Nét đặc trưng của nhà rông Tây Nguyên

Nhà rông chỉ có ở những buôn làng người dân tộc thiểu số như Gia Rai, Ba Na,… ở phía Bắc Tây Nguyên, đặc biệt ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum.

Nhà Rông được xây dựng chủ yếu bằng các vật liệu từ chính núi rừng Tây Nguyên như cỏ tranh, tre, gỗ, lồ ô… và được xây cất trên một khoảng đất rộng, nằm ngay tại khu vực trung tâm của buôn. Nhà Rông của mỗi dân tộc đều có những nét riêng trong kiến trúc, tạo dáng, trang trí hoa văn. Nhìn chung nhà Rông Tây Nguyên là ngôi nhà to hơn nhiều so với nhà bình thường, có kiến trúc cao. Có những ngôi nhà cao tới 18m, với đặc điểm là mái nhọn xuôi dốc hình lưỡi rìu vươn lên bầu trời với một dáng vẻ mạnh mẽ.

Nhà rông Tây Nguyên

Nhà rông Tây Nguyên (nguồn: VN Express)

Nhà được dựng trên những cột cây to, thường là tám cột bằng cây đại thụ, thẳng, chắc, mái nhọn lợp bằng lá cỏ tranh, phơi kỹ cho đến khi khô vàng.

Giá trị văn hoá của nhà rông Tây Nguyên

Nhà Rông là nơi thực thi các luật tục, nơi tiếp khách, nơi diễn ra các sự kiện trọng đại của buôn làng. Nơi già làng tập hợp dân làng để bàn luận những việc quan trọng của buôn làng, của đất nước. Đây cũng là nơi tổ chức các lễ hội tâm linh cộng đồng và là nơi các thế hệ nghệ nhân già truyền đạt lại cho thế hệ trẻ những giá trị văn hóa truyền thống.

Ngoài ra nhà Rông còn là nơi lưu giữ các hiện vật truyền thống: cồng, chiêng, trống, vũ khí, đầu các con vật hiến sinh trong các ngày lễ. Bên cạnh đó, nhà Rông Tây Nguyên còn thể hiện sự kết nối tâm linh trong cộng đồng và truyền đạt cho thế hệ trẻ về những giá trị văn hóa truyền thống.

Vẻ đẹp mỹ miều của nhà rông thuộc buôn làng

Vẻ đẹp mỹ miều của nhà rông thuộc buôn làng

Tại Việt Nam, nhà Rông ở Tây Nguyên còn được biết đến là một sản phẩm kiến trúc phi vật thể truyền thống của dân tộc. Đây là đặc trưng văn hóa tốt đẹp được lưu truyền qua nhiều thế hệ đồng bào dân tộc.

Nhà Rông là nét văn hóa rất quan trọng đối với mỗi người dân Tây Nguyên. Vì vậy việc xây dựng nhà Rông là thiêng liêng đối với họ. Trong đó, vị trí đặt nhà Rông được xem là yếu tố quan trọng hàng đầu khi xây dựng. Bên cạnh đó, những nghi thức cũng được quan tâm không kém mỗi khi xây dựng. Vì tính chất trang trọng nên nghi thức xây dựng phải được những người già làng tài giỏi nhất thực hiện.

Cần lưu ý khi xây dựng nhà rông

Những yếu tố cần đạt được khi chọn vị trí xây dựng nhà Rông:

• Phải là nơi cao ráo, thoáng mát về mùa nắng và ấm áp về mùa đông.

• Phải được xây dựng ở trung tâm của làng, từ các con đường xa cũng nhìn thấy Nhà Rông.

Nhà rông thường được xây dựng ở nơi cao và khô ráo

Nhà rông thường được xây dựng ở nơi cao và khô ráo

• Phải tiện lợi cho người dân di chuyển đến địa điểm này.

• Phải bằng phẳng, rộng, đủ để khi tập trung toàn bộ dân làng phải có đủ không gian cho mọi người hoạt động.

Chất liệu xây dựng nhà Rông

Gỗ là chất liệu chủ đạo xây dựng nên nhà Rông, bên cạnh các vật liệu tre, mây, nứa, lá cây, cỏ tranh,… hầu hết các vật liệu xây dựng nên nhà Rông đều được lấy từ rừng. Việc đi vào rừng lấy gỗ cũng được tính toán chu đáo bởi các già làng giỏi nhất. Khi xuất phát, buôn làng sẽ chọn thêm 2 người có sức khỏe, nhanh nhẹn và tháo vát để đi lấy gỗ cùng đoàn.

Khi xuất phát, họ phải chuẩn bị đầy đủ lương thực và vật dụng cho 9 ngày ở trong rừng tìm gỗ. Khi tìm được cánh rừng có nhiều gỗ tốt, cả đoàn sẽ dừng lại, đứng vòng quanh, giơ rìu hú 9 tiếng lớn. Ngày hôm sau, họ sẽ đến lấy cho đủ gỗ xây dựng.

Được xây dựng từ gỗ và mái tranh

Được xây dựng từ gỗ và mái tranh

Vào tháng 10 âm lịch, họ sẽ chọn ngày dựng nhà Rông. Ngày đó, làng có các nghi thức cúng kiến và múa hát cùng nhau. Hoạt động này mang ý nghĩa là chào mừng một cuộc sống mới bắt đầu trong nhà Rông.

Đặc điểm, kích thước nhà Rông

Các đặc điểm trong thiết kế của nhà Rông:

• Dài khoảng 10m, rộng hơn 4m, cao 15 đến 16m.

• Không dùng đến sắt thép, các chỗ nối hay chắp đều được chặt đẽo cẩn thận rồi dùng mây, lạt tre để buộc.

• Nóc nhà có 2 mái, nơi chỏm đầu dốc có một đôi sừng. Một dải trang trí đặc biệt chạy dọc trên sóng nóng.

• Những tấm đan tre lồ ô, nứa hoặc cây giang thường được ghép trên sàn nhà.

• Giữa nhà có một hàng lan can chạy dọc. Lan can này là chỗ dựa cho những ché rượu cần khi làng tổ chức lễ hội.

Nhà rông Tây nguyên có mái cao

Nhà rông Tây nguyên có mái cao

Ngoài ra họ sẽ sử dụng cặp sừng trâu để trang trí và khắc hình sao tám cánh, hình thôi, chim, người,… một cách tinh xảo trên cây cột chính giữa.

Kết cấu Nhà Rông

Về cầu thang, nhà Rông thường được đẽo từ 7 đến 9 bậc. Hình trang trí trên đầu cầu thang sẽ khác nhau tùy theo mỗi dân tộc. Ví dụ như người Gia Rai sẽ trang trí hình quả bầu đựng nước, người Ba Na là hình ngọn cây rau dớn,…

Hai loại nhà Rông xuất hiện ở Tây Nguyên: Gồm nhà Rông trống (đực) và nhà Rông mái (cái).

• Nhà Rông trống, trong tiếng Jrai gọi là Rông tơ nao, có mái to, cao chót vót. Có nhà cao đến 30m. Nhà Rông trống được trang trí rất công phu.

• Nhà Rông mái được gọi là Rông Ana, nhỏ hơn, có mái thấp. Hình thức bên ngoài và bên trong đơn giản hơn.

Kết cấu nhà  với các cột liên kết với nhau theo hình thức cột kèo. Để đỡ toàn bộ sàn và mái nhà là phần chân đế gồm 10 đến 14 cột nâng. Trong đó có 8 cột chính và 2 đến 6 cột phụ nhà “chồ” nơi đặt cầu thang.

Kết cấu nhà Rông vững chắc từ gỗ và các vật liệu thiên nhiên

Kết cấu nhà Rông vững chắc từ gỗ và các vật liệu thiên nhiên

Nhà Rông Tây Nguyên thường lớn vì theo quan niệm của người dân, nhà Rông càng to thì chứng tỏ buôn làng đó càng giàu có, sung túc.

Đơn vị thiết kế nhà ở chữa lành tại Đà Nẵng

Trên đây là những chia sẻ của VOIDI về những nét kiến trúc đẹp, mang đậm bản sắc Việt Nam. Hy vọng những thông tin này có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về lối kiến trúc nhà ở của dân tộc ta.

Với tiêu chí lắng nghe, thấu hiểu mọi nhu cầu của người tiêu dùng. Nhằm đáp ứng được thị hiếu cũng như xu hướng thị trường hiện nay. Chúng tôi luôn không ngừng hoàn thiện, cho ra mắt nhiều ý tưởng về thiết kế nhà ở Đà Nẵng . Bên cạnh đó, VOIDI còn không ngừng phát triển và hoàn thiện mảng thi công nhà ở Đà Nẵng để đáp ứng toàn diện nhu cầu của khách hàng. Nếu bạn luôn mong muốn sở hữu một ngôi nhà mang phong cách riêng biệt, đừng quên mang ý tưởng sơ khởi đến với chúng tôi để thực hiện hoá nên bức tranh mơ ước của cuộc đời nhé

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG & NỘI THẤT VOIDI đặt trụ sở tại Đà Nẵng hướng tới thông điệp Không Gian Tích Cực – Không Gian Tỉnh Thức, cùng tâm thế luôn sẵn sàng lắng nghe, đáp ứng những yêu cầu mà khách hàng mong muốn, đem đến những sản phẩm tốt nhất tới tay người tiêu dùng. Cảm ơn bạn luôn tin tưởng, đồng hành cùng VOIDI.

○   Liên hệ tư vấn: 0702.127.137

○   Zalo: 0702.127.137

○   Facebook: VOIDI

Địa chỉ văn phòng: Đối diện 110 Nguyễn Bính, Hòa Minh, Liên Chiểu, TP Đà nẵng

Hotline: 0702.127.137 | Email: [email protected] | Website: https://voidi.vn