
KIẾN TRÚC NHÀ GƯƠL – NÉT ĐẶC TRƯNG NGÔI NHÀ VIỆT 5
Đất nước hình chữ S Việt Nam ta sở hữu 54 dân tộc anh em, điều này đồng nghĩa với việc chúng ta sở hữu rất nhiều nét văn hoá độc đáo riêng biệt. Từ nếp sống, ẩm thực, trang phục đến nét kiến trúc cũng vô cùng đặc sắc. Việc tìm hiểu về những nét văn hoá riêng biệt đó và ứng dụng vào đời sống hiện tại sẽ góp phần gìn giữ và phát triển những điều truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Tiếp nối series “Nét đặc trưng ngôi nhà Việt”, bài viết này, VOIDI sẽ nói về vẻ đẹp của kiến trúc nhà Gươl của dân tốc Cơ-tu.

Vẻ đẹp văn hoá của ngôi nhà Gươl
Mục lục
Tên gọi “nhà Gươl”
Hiện có 7 dân tộc anh em cùng chung sống trong cộng đồng dân cư miền núi phía tây tỉnh Quảng Nam. Ngoài hai dân tộc Tày, Nùng (mới di cư đến Quảng Nam) và dân tộc Kinh, các dân tộc còn lại gồm: Xơ Đăng, Giẻ-Triêng, Cor, Cơ tu đều xây dựng nhà Làng nhưng được gọi với nhiều tên khác nhau.

Nhà Gươl là nhà Làng của người dân tộc Cơ tu
Người Giẻ-Triêng gọi nhà Làng là “Mnao, Ưng”, người Xơ Đăng gọi là “Cượt, Rông” còn người Cơ tu gọi là “Gươl”. Chúng ta sẽ tìm hiểu về nét đặc trưng của nhà mang tên gọi là Gươl này nhé!
Kiến trúc nhà Gươl là loại hình kiến trúc dân gian có truyền thống lâu đời của đồng bào dân tộc vùng cao ở Quảng Nam. Gắn liền với đời sống du canh, du cư của họ. Theo phong tục của người Xơ Đăng, Cơ tu, nếu lập làng mới, cho dù có khó khăn bao nhiêu thì trong khoảng thời gian một năm phải xây dựng được nhà Làng. Trong khi chuẩn bị đi tìm gỗ để xây dựng, cả làng phải sống kiêng cữ theo những quy định rất nghiêm ngặt. Trước khi dựng nhà, phải tổ chức lễ “chọc đất làm nhà” cầu xin Giàng (thần núi, thần sông, thần đất) cho phép xây dựng.
Nét đặc trưng trong kiến trúc nhà Gươl
Ý nghĩa nhà Gươl
Dù khác nhau về tên gọi và nghệ thuật trang trí, nhưng nhà Làng của các dân tộc đều có chung một lối kiến trúc cơ bản: nhà sàn, khung gỗ, mái lợp tranh tre. Tuy nhiên, nhà Rông của người Xơ Đăng thường có mái cao nhọn dựng đứng, trong khi đó nhà Gươl của người Cơ tu lại có mái thấp và vuông hơn.
Nhà Gươl, nhà Rông vừa là nhà sinh hoạt cộng đồng, vừa là nơi lưu giữ những đặc trưng văn hóa, kiến trúc, tổ chức các lễ hội truyền thống văn hóa… của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Bên cạnh nhà Gươl truyền thống, người Cơ tu còn làm thêm một ngôi nhà nữa nằm bên cạnh hoặc phía trước để nghỉ ngơi, vui chơi, tiếp khách, ăn uống khi có dịp lễ hội và cũng là nơi gặp gỡ, hẹn hò của đôi lứa. Người Cơ tu còn có một loại nhà dành cho gia đình gọi là nhà Moong, cũng là một loại nhà Gươl với nhiều cột phụ xung quanh nhưng không có cột cái. Nhà Moong được làm từ nhiều loại vật liệu như: mây, gỗ, tre nứa, lồ ô, lá nón, lá mây…; có 1 hoặc 2 cửa nhỏ, vách bằng tấm phên lồ ô.

Nét đặc trưng trong kiến trúc nhà Gươl
Dân tộc Cơ Tu sinh sống chủ yếu ở ba huyện Nam Giang, Đông Giang và Tây Giang thuộc tỉnh Quảng Nam, đồng bào có nền văn hóa đậm đà bản sắc. Bao đời nay, người Cơ Tu sống quây quần bên những ngôi nhà xếp vòng thành hình bầu dục, chính giữa là nhà Gươl. Các buôn làng người Cơ Tu dù giàu hay nghèo đều có nhà Gươl. Nhà Gươl là trung tâm sinh hoạt, linh hồn của buôn làng Cơ Tu. Nét đặc trưng nhất trong kiến trúc nhà Gươl là nơi linh thiêng thờ cúng thần linh, tổ tiên, lưu giữ đời sống tín ngưỡng của người Cơ Tu.
Mỹ thuật đến từ nét kiến trúc nhà Gươl
Bên mái nhà Gươl, cùng các hoạt động mang dấu ấn văn hóa của tộc người, kiến trúc nhà Gươl mang đậm tư duy cảm thụ mỹ thuật, trong nhà Gươl phản ánh nhiều giá trị văn hóa lâu đời, đậm tính dân tộc Cơ Tu.
Theo các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, khi xây dựng mỗi nhà Gươl, đồng bào thường bố trí trên mái nhà và phía hai đầu hồi, những bức tượng gà trống, chim tring, tượng người, tượng đầu trâu… Chúng thường được bố trí theo kỹ thuật đối xứng nhau. Những chi tiết kiến trúc, mỹ thuật mang lại vẻ đẹp cân đối, hài hòa cho ngôi nhà.
Trên những tấm lan can, vách ngăn quanh nhà Gươi là nơi các nghệ nhân dân gian Cơ Tu sáng tác các tác phẩm mỹ thuật, miêu tả hình tượng con người, thế giới thiên nhiên và cuộc sống xã hội. Chủ đề thường là cảnh sinh hoạt lễ hội, sản xuất, săn bắt, cuộc sống gắn bó với núi rừng, sông suối, thiên nhiên con người.

Kết cấu cơ bản của ngôi nhà Gươl
Một nét độc đáo trong kiến trúc, điêu khắc ở nhà Gươl thể hiện trên các cây cột con, xà ngang và xà dọc thường được chạm khắc các bức phù cách điệu điêu đẹp mắt, có hình rồng, rắn, kỳ đà, tắc kè, ba ba, thỏ, cá. Cây cột cái nhà, một tâm điểm trang trí các tác phẩm điêu khắc, tranh vẽ, phù điêu hay hoa văn trang trí in đậm bản sắc người Cơ Tu.
Nhà Gươl được chống bởi cây cột cái ở giữa và 8 cây cột con ở xung quanh. Các số đếm trong các bộ phận cột, đòn tay, bậc thang đều mang số lẻ như 1, 3, 5, 7, 9. Điều này phản ánh quan niệm về âm – dương, tín ngưỡng về nước, lửa trong vũ trụ quan của người Cơ Tu.
Trang trí nhà Gươl thương được nghệ nhân chăm chút
Các nghệ nhân dân gian người Cơ Tu còn sáng tạo những bức tượng gỗ trang trí nhà Gươl với nhiều chủ đề khác nhau như tượng chim tring, chim công, kỳ đà, tượng già làng uống rượu, cô gái múa, chàng trai nhảy hội, đánh chiêng, thổi kèn và sắp đặt trong ngôi nhà. Tượng gỗ có thể đặt ở chính diện nhà, hai bên cửa ra vào hay đặt ở phía trên xà ngang, xà dọc của nhà Gươl.
Các tượng tròn, hoa văn trang trí, phù điêu, tranh vẽ hay nghệ thuật kiến trúc, phong tục tập quán lâu đời gắn kết trong không gian nhà Gươl cùng tạo nên giá trị của ngôi nhà chung của cả bản làng.

Nhà được lợp bằng mái tranh cao
Những năm gần đây, được sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và ngành Văn hóa các tỉnh Quảng Nam, Thành phố Huế… Đồng bào Cơ Tu thường xuyên về giao lưu, giới thiệu văn hóa tại nhiều địa phương cả nước, qua đó giúp các dân tộc anh em khác hiểu hơn về vùng đất, con người và nền văn hóa lâu đời, đậm đà bản sắc của dân tộc Cơ Tu.
Nghệ thuật tạo hình, các phong tục, tập quán lâu đời tại nhà Gươl đang là kho báu của các bản làng người Cơ Tu, một di sản văn hóa của dân tộc Cơ Tu đang góp vào một vùng sáng trong bức tranh văn hóa cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, giúp nền văn hóa Việt Nam thêm đa dạng và lung linh sắc màu.

Là nơi sinh hoạt cộng đồng của người dân tộc Cơ tu
Đơn vị thiết kế nhà ở chữa lành tại Đà Nẵng
Trên đây là những chia sẻ của VOIDI về những nét kiến trúc đẹp, mang đậm bản sắc Việt Nam. Hy vọng những thông tin này có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về lối kiến trúc nhà ở của dân tộc ta.
Với tiêu chí lắng nghe, thấu hiểu mọi nhu cầu của người tiêu dùng. Nhằm đáp ứng được thị hiếu cũng như xu hướng thị trường hiện nay. Chúng tôi luôn không ngừng hoàn thiện, cho ra mắt nhiều ý tưởng về thiết kế nhà ở Đà Nẵng . Bên cạnh đó, VOIDI còn không ngừng phát triển và hoàn thiện mảng thi công nhà ở Đà Nẵng để đáp ứng toàn diện nhu cầu của khách hàng. Nếu bạn luôn mong muốn sở hữu một ngôi nhà mang phong cách riêng biệt, đừng quên mang ý tưởng sơ khởi đến với chúng tôi để thực hiện hoá nên bức tranh mơ ước của cuộc đời nhé
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG & NỘI THẤT VOIDI đặt trụ sở tại Đà Nẵng hướng tới thông điệp Không Gian Tích Cực – Không Gian Tỉnh Thức, cùng tâm thế luôn sẵn sàng lắng nghe, đáp ứng những yêu cầu mà khách hàng mong muốn, đem đến những sản phẩm tốt nhất tới tay người tiêu dùng. Cảm ơn bạn luôn tin tưởng, đồng hành cùng VOIDI.
○ Liên hệ tư vấn: 0702.127.137
○ Zalo: 0702.127.137
○ Facebook: VOIDI
Địa chỉ văn phòng: Đối diện 110 Nguyễn Bính, Hòa Minh, Liên Chiểu, TP Đà nẵng
Hotline: 0702.127.137 | Email: [email protected] | Website: https://voidi.vn